Áo Dài Việt Nam qua các thời đại

Mỗi dân tộc trên thế giới đều có một loại trang phục truyền thống mà chỉ cần nhìn cách phục sức của họ, chúng ta có thể nhận biết họ thuộc quốc gia nào. Nếu người Nhật Bản có Kimono, người Hàn Quốc có Hanbok, người Trung Quốc có Sườn xám,… thì người Việt Nam lại hãnh diện khi mang trên mình chiếc áo dài dân tộc. Theo dòng chảy của lịch sử, chiếc áo dài đã có nhiều thay đổi để phù hợp với từng giai đoạn của xã hội. Thế nhưng, dẫu thay đổi thế nào đi chăng nữa, áo dài vẫn luôn là biểu tượng của vẻ đẹp, văn hóa và là niềm tự hào của hàng triệu người con đất Việt.

Áo dài Việt Nam vừa truyền thống vừa hiện đại. Trang phục dành cho nữ này có thể mặc mọi nơi, dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc đi chơi hay mặc để tiếp khách một cách trang trọng ở nhà. Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kỳ, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài, guốc, hay giày gì đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm áo choàng và khăn đóng truyền thống đội đầu, hoặc vương miện Tây phương tùy thích.

Chiếc áo dài hiện đại có cách riêng để tôn vinh mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật mềm mại trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ trên vòng eo khiến cho cử chỉ người mặc thật thoải mái, lại tạo dáng thướt tha, tôn vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bởi lụa mềm, lại cũng vừa khêu gợi vì chiếc áo làm lộ ra sống eo.

Phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay vẫn luôn song hành với chiếc áo dài duyên dáng. từ những nhân vật quyền quý thuộc giới hoàng thân, quốc thích cho tới người dân thường, từ những cư dân chốn đô thị phồn hoa tới người dân quê, trong sinhhoạt đời thường đến các dịp trọng đại, lễ hội… áo dài Việt Nam từ lâu đã trở thành trang phục truyền thống được tôn vinh với tất cả niềm kiêu hãnh của người phụ nữ Việt.

Mỗi dân tộc trên thế giới đều có một loại trang phục truyền thống mà chỉ cần nhìn cách phục sức của họ, chúng ta có thể nhận biết họ thuộc quốc gia nào. Nếu người Nhật Bản có Kimono, người Hàn Quốc có Hanbok, người Trung Quốc có Sườn xám,… thì người Việt Nam lại hãnh diện khi mang trên mình chiếc Áo dài dân tộc. Theo dòng chảy của lịch sử, chiếc áo dài đã có nhiều thay đổi để phù hợp với từng giai đoạn của xã hội. Thế nhưng, dẫu thay đổi thế nào đi chăng nữa, áo dài vẫn luôn là biểu tượng của vẻ đẹp, văn hóa và là niềm tự hào của hàng triệu người con đất Việt.

Áo dài Việt Nam vừa truyền thống vừa hiện đại. Trang phục dành cho nữ này có thể mặc mọi nơi, dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc đi chơi hay mặc để tiếp khách một cách trang trọng ở nhà. Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kỳ, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài, guốc, hay giày gì đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm áo choàng và khăn đóng truyền thống đội đầu, hoặc vương miện Tây phương tùy thích.